SĂN “ HÀNG NGỘP” TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Thị trường bất động sản được dự báo sẽ gặp khó khăn khi thông tin dòng vốn tín dụng bị siết chặt. Tình hình này khiến nhà đầu tư rơi vào tình cảnh kẹt vốn “ngộp hàng”. Song khó khăn của người này lại là cơ hội của người khác.

Nhiều đội nhóm săn hàng ngộp

“Hàng ngộp” là cách mà giới đầu tư ví von khi nói về thị trường khó khăn của bất động sản hiện nay. Tại TP. HCM lượng “ hàng ngộp” có chiều hướng tăng lên do nhiều người bị kẹt tiền hoặc nợ ngân hàng buộc phải bán nhà ở, đất nền với giá “mềm” hơn so với thị trường và theo đó xuất hiện nhiều đội nhóm săn hàng ngộp.

Vào tháng 7/2020, theo ghi nhận của phóng viên Báo đầu tư chứng khoán cho thấy, đây chỉ là số ít trường hợp thực sự kẹt tiền muốn ra hàng nhanh nên chấp nhận bán thấp hơn thị trường từ 5-10%.

Lê Phong - thành viên một nhóm chuyên đầu tư nhà phố tại Tp. HCM nói: “Chỉ cần mua được sản phẩm rẻ hơn 5-10% so với giá thị trường đã là lời bởi rất khó tìm được sản phẩm giảm giá nhiều hơn, mình không mua ngay phải có người khác nhảy vào. Đồng thời cho biết, đầu tháng 7, chủ một căn nhà có diện tích hơn 100 m2 trên đường Chương Dương (thuộc TP. Thủ Đức) do kẹt tiền cần bán gấp, lúc đầu đưa ra mức giá 120 triệu đồng/m2 mà rao bán mãi không được, sau đó giảm xuống 110 triệu đồng/m2 thì bán được luôn. Mới nhất, một căn nhà mặt tiền đường Lê Văn Việt thuộc quận 9 cũ (nay là TP. Thủ Đức) lúc đầu rao giá 250 triệu đồng/m2 không có người mua, nhưng ngay khi giảm giá xuống 230 triệu đồng/m2 thì lập tức có người xuống tiền.

Còn theo chia sẻ của một môi giới nhà phố chuyên nghiệp, dù bất cứ giai đoạn nào, thị trường nhà phố luôn có những “cơn sóng ngầm”. “Đặc thù của thị trường nhà phố là giá cả không cố định, mà quan trọng là người mua cảm thấy hợp lý hay không, có những căn nhà người mua thích, họ sẵn sàng trả giá cao hơn hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng”, môi giới này cho hay.

Thị trường bất động sản bất ổn

Thực tế trên thị trường địa ốc nói chung và Tp. HCM nói riêng, dù thanh khoản giảm mạnh nhưng giá bất động sản không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Theo các chuyên gia cho rằng đây là sự bất ổn mà nguyên nhân chính xuất phát từ lạm phát khiến chi phí đầu vào tăng cao, nhưng sâu xa là do nguồn cung hạn hẹp trong khi nhu cầu nhà ở không ngừng tăng cao.

Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội bất động sản Tp. HCM trong tháng 6 đầu năm 2022, tổng lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư đạt khoảng 50.000 giao dịch, đất nền khoảng 200.000 giao dịch. Đây là một con số khá khiêm tốn so với một thị trường lớn như Tp. HCM, cho dù đều tăng so với cùng kì năm 2021.

Trong 6 tháng vừa qua, kinh doanh bất động sản tại TP.HCM là lĩnh vực duy nhất tăng trưởng âm doanh thu, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 2021 và xu hướng giảm vẫn chưa dừng lại, nhất là trên thị trường thứ cấp”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói và cho rằng, thị trường đang bất ổn, trong đó đáng quan ngại nhất là biểu hiện lệch pha cung cầu ở nhiều cấp độ, vốn đã tích tụ từ nhiều năm trước và nay có cơ hội bùng phát. Lệch pha cấp độ I là thiếu hụt dự án mới dẫn đến nguồn cung nhà ở bị hạn chế, kém đa dạng. Lệch pha cấp độ II là nguồn cung nhà ở cao cấp dẫn dắt thị trường, trong khi nhà vừa túi tiền dưới 2 tỷ đồng/căn và nhà ở xã hội vô cùng khan hiếm.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin cập nhật mới nhất về dự án vui lòng liên hệ hotline: 0799 901 999 hoặc website: 8XLAND để nhận thông tin tư vấn, chi tiết và chính xác nhất.